Thứ Năm, 2 tháng 6, 2022

6 lọ tài chính

 

Bạn có bao giờ gặp phải tình cảnh vừa nhận lương mà chẳng mấy chốc đã hết tiền?

Hay cứ đến lúc cần chi tiêu cho việc quan trọng mà ví rỗng, lại phải đi vay?

Và nhìn đi nhìn lại cả năm làm việc mà chẳng dành dụm được mấy đồng?

Nếu bạn thường xuyên gặp trường hợp này thì bạn cần nhanh chóng học ngay phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 chiếc lọ dưới đây ngay.

 Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính hay còn gọi là JARS được T. Harv Eker, một triệu phú, doanh nhân và cũng là tác giả của hai cuốn sách ăn khách “Bí mật của tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh, giới thiệu.

T. Harv Eker đã chia sẻ, phương pháp này sẽ là một cách đơn giản mà hầu như ai cũng có thể áp dụng để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, kể cả khi bạn sở hữu khối tài sản có giới hạn. Bởi vậy, nếu bạn đang là sinh viên hay là người mới đi làm, bạn cũng có thể ứng dụng ngay phương thức này để giữ cho cuộc sống luôn hài hòa mà không gặp vấn đề về tài chính nhé.

 

Theo phương pháp này, bạn sẽ chia tiền của mình thành 6 chiếc lọ dành cho từng mục đích sử dụng khác nhau:

 

Chiếc lọ thứ nhất cho Nhu cầu thiết yếu 55%

 

Đây sẽ là chiếc lọ cung cấp chi phí cho các hoạt động thường ngày, quan trọng như tiền ăn uống, tiền điện, tiền nước,… Bởi vậy, trong chiếc lọ này, bạn sẽ phải để dành khoảng 55% thu nhập hàng tháng của mình để dành cho nó. 

 

Lưu ý: Trong trường hợp các khoản cho Nhu cầu thiết yếu hiện đang chiếm tới hơn 55% khoản thu nhập của bạn thì hãy nhanh chóng cắt giảm các chi phí hàng tháng, hoặc bạn cần tăng thêm thu nhập nhé!


Chiếc lọ thứ hai cho Tiết kiệm dài hạn 10%

 

Ngay từ những ngày đầu đi làm, bất cứ ai cũng đều đặt cho mình những mục tiêu phấn đấu xa như có mua được nhà riêng, mua được ô tô, hay kinh doanh riêng. Bởi vậy, chiếc lọ thứ hai này sẽ dành cho các khoản Tiết kiệm dài hạn. Đây là khoản đầu tư cần được cố định vậy nên bạn cần lưu ý tách riêng khoản này khỏi những khoản chi tiêu khác.

 

Lưu ý: Khoản tích trữ này sẽ để lưu lại và sử dụng lâu dài ngay cả khi bạn đã nghỉ hưu, do đó hãy tiết kiệm bây giờ để dành cho những ngày tiêu sau!

 

Chiếc lọ thứ ba cho Giáo dục đào tạo 10%

 

“Học, học nữa, học mãi”, con người cần liên tục tiếp thu những kiến thức, kĩ năng mới mỗi ngày để hoàn thiện bản thân và  đầu tư vào việc học sẽ luôn là khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Vậy nên hãy đảm bảo mình luôn dành được 10% thu nhập lưu lại để dành cho việc học tập nhé!

 

Chiếc lọ thứ tư cho Giải trí 10%

 

T Harv Eker tin rằng để con người có thể trở nên tự do về tài chính, thì tâm hồn cũng cần phải được vui vẻ. Vì vậy hãy dành 10% khoản thu nhập của bạn để dành cho việc thư giãn, giải trí như đi ăn uống, đi chơi với bạn vào cuối tuần . Nó sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng hơn để làm việc tốt hơn.

 

Chiếc lọ thứ năm cho Quỹ tự do tài chính 10%

 

Mục đích của việc quản lý tài chính cá nhân là có sự tự do tài chính – là khi bạn có thể sống cuộc sống thoải mái như mong muốn mà không phải phụ thuộc vào ai. Chính vì vậy bạn cần sớm lập ra Quỹ tự do tài chính cho mình và nó sẽ là “con ngỗng” đẻ trứng vàng cho bạn, kể cả khi bạn không còn đi làm. Đây cũng được gọi là nguồn thu nhập thụ động, cũng là nền móng của sự giàu có tự do.

Với phần quỹ này, bạn sẽ không được tiêu vào, mà phải để dành cho mục đích đầu tư kiếm lời, đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản,… Hãy nhớ, tài sản kiếm được từ quỹ này càng nhiều, bạn sẽ càng có được sự tự do tài chính hơn. 

 

Chiếc lọ thứ sáu để Cho đi 5%

 

Chiếc lọ cuối cùng cũng là chiếc lọ dùng cho mục đích mà con người dễ lãng quên nhất “Cho đi”. Quỹ Cho đi là cách để bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống, cuộc sống là sự sẻ chia, hãy cho đi để nhận lại.

“Cho đi” có thể là việc quyên góp nhưng cũng có thể chỉ là việc đơn giản như mua quà tặng cho gia đình, mời bạn bè một bữa ăn. Khi chính bản thân có được sự tự do trong tài chính, bạn cũng sẽ nhận được niềm hạnh phúc khi cho đi.

 

Trên đây là phương pháp JARS (6 chiếc lọ) để quản lý tài chính cá nhân mà TNEX đã giới thiệu cho các bạn. Bằng cách áp dụng phương thức này, bạn sẽ nắm rõ các nguồn tiền vào và ra của mình, tách biệt được những khoản nào cần thiết, khoản nào để tiết kiệm. Từ đó bạn sẽ đưa ra được quyết định chi tiêu hợp lý cho riêng mình, để có sự tự do trong mặt tài chính hơn.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét