Thứ Năm, 2 tháng 6, 2022

Tổng hợp 15 các món ăn vặt ngon nhất ở miền Tây sông nước





Tổng hợp 15 các món ăn vặt ngon nhất ở miền Tây sông nước







Hành trình du ngoạn đến miền Tây sông nước không chỉ được trải nghiệm những hoạt động dân dã hấp dẫn. Và tham gia vào cuộc sống nhộn nhịp của người nông dân Nam bộ. Mà đến với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Bạn còn sẽ được khám phá nét ẩm thực đa dạng của miền Tây Nam bộ với những món ăn đặc sản dân dã. Ví dụ như: lẩu mắm, cá lóc nấu canh chua, bún nước lèo,… Chưa dừng lại ở đó, miền Tây còn có đủ các món bánh đặc sản thích hợp cho bữa ăn vặt đang chờ bạn thưởng thức nữa đấy. Hãy cùng Phượt Vi Vu điểm danh các món ăn vặt mà bạn nên tận hưởng trong hành trình tour du lịch đến miền Tây nhé!

Bỏ túi ngay Du lịch miền Tây nên đi tour hay tự túc? để chọn cho mình hình thức du lịch phù hợp nhất. Và đừng bỏ qua kinh nghiệm Nên đi du lịch miền Tây vào tháng mấy, mùa nào đẹp nhất? để chọn thời gian du lịch miền Tây lý tưởng nhất nhé!


1. Món ăn vặt đặc sản miền Tây – Bánh bò

Bánh bò là tên gọi đầu tiên trong danh sách các món ăn vặt đặc sản ở miền Tây mà Phượt muốn giới thiệu cho bạn. Bánh bò được làm từ hỗn hợp bột gạo, đường, men và nước. Sau khi hấp chín, bánh bò sẽ bông xốp và trên bề mặt sẽ xuất hiện nhiều lỗ khí. Tuy nguyên liệu và cách chế biến hoàn toàn giống như những nơi khác. Nhưng hương vị của món đặc sản bánh bò miền Tây này lại cực kỳ hấp dẫn người thưởng thức. Khi cắn miếng đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận ngay được vị ngọt thanh của bánh bò.
Bánh bò – một trong những ẩm thực quen thuộc của miền Tây Nam Bộ. 

Ngoài ra, nếu như bạn thích ăn thêm nước cốt dừa. Sự béo ngậy của dừa kết hợp với ngọt dịu của bánh bò càng làm cho món ăn đặc sản miền Tây này thêm ngon miệng. Bánh bò rất thích hợp làm món tráng miệng, nên bạn đừng quên thưởng thức sau bữa ăn chính nhé!

2. Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì không chỉ là món bánh đặc sản nổi tiếng của miền Tây. Mà bánh tằm khoai mì còn là món ăn tuổi thơ của rất nhiều người Việt Nam. Bánh tằm được làm chủ yếu từ khoai mì, bột năng, đường,… Dù chỉ là những nguyên liệu cơ bản. Nhưng vẫn tạo nên sự dẻo dai và ngọt bùi hấp dẫn người thưởng thức. Người dân miền Tây còn dùng củ dền, lá dứa, … để có thể tạo thêm nhiều màu sắc bắt mắt cho món ăn vặt xế chiều này. Nếu có dịp đến miền Tây, bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản bánh tằm khoai mì này nhé!
Bánh tằm khoai mì miền Tây. 


3. Bánh chuối hấp

Món bánh đặc sản của miền Tây tiếp theo mà Phượt muốn giới thiệu cho bạn đó chính là bánh chuối hấp. Bánh chuối hấp được chế biến khá đơn giản, nhanh chóng. Và người dân miền Tây thường ăn kèm với nước cốt dừa. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn cảm nhận được sự mềm dẻo, dai dai cùng vị ngọt đặc trưng của chuối và béo ngậy của nước cốt dừa. Bánh chuối hấp chắc chắn sẽ để lại cho bạn nhiều dư vị tuyệt vời trong hành trình du lịch miền Tây đấy!
Bánh chuối hấp, món ẩm thực hấp dẫn ở miền Tây Nam Bộ. 

4. Bánh cam

Bánh cam là một trong những món bánh tuổi thơ của rất nhiều người ở miền Tây nói riêng và Việt Nam nói chung. Sở dĩ có tên gọi vậy là vì bánh được tạo hình tròn và có màu sắc giống quả cam. Nét nổi bật nhất của chiếc bánh cam chính là phần bên ngoài. Lớp vỏ bên ngoài của bánh cam được phủ một lớp đường mỏng. Sau khi chiên sẽ được rắt thêm mặt một ít mè rang để tạo hương thơm. Bánh cam còn có nhân đậu xanh được xay nhuyễn nên khi cắn vào sẽ có vị ngọt dịu. Bạn có thể tìm mua bánh cam ở các vỉa hè ven đường khi đi du lịch miền Tây.Những chiếc bánh cam giòn, thơm.

5. Bánh da lợn – một trong các món ăn vặt đặc sản Miền Tây

Nhắc đến các món ăn vặt đặc sản của miền Tây, chắc chắc không thể nào bỏ qua món bánh da lợn. Bánh da lợn được làm chủ yếu từ bột năng, lá dứa, đường trắng cùng một số phụ liệu khác. Điều mà Phượt thích nhất ở bánh da lợn chính là phần nhân. Nhân bánh được làm từ khoai môn hoặc đậu xanh hấp. Và mang đi xay nhuyễn trộn thêm chút bột gạo cùng với đường. Có những nơi, bánh da lợn đã được cải tiến. Và cho thêm sầu riêng vào trộn chung để tạo nên vị ngon đặc trưng.Bánh da lợn. 

Phượt thích ăn những chiếc bánh da lợn có hương thơm sầu riêng với sự mềm mịn và béo ngậy. Hình thức của chiếc bánh da lợn là sự xen kẽ của nhiều tầng bánh khác nhau tạo nên màu sắc vô cùng bắt mắt. Nếu như bạn đã đến với miền Tây đi du lịch. Hãy ghé đến những gánh hàng bán bánh để thưởng thức một chén bánh da lợn nước cốt dừa thơm ngon nhé!


6. Bánh ống lá dứa

Món bánh tiếp theo mà bạn nên thưởng thức trong chuyến du ngoạn miền Tây chính là bánh ống lá dứa. Bánh ống lá dứa được làm bởi những người dân Khmer với sự thơm ngon và lạ miệng cho người thưởng thức. Bánh ống lá dứa được làm từ bột gạo, bột khoai mì và xác dừa. Hỗn hợp bột bánh sẽ được đổ trong một ống khuôn tròn và cao rồi nhờ hơi lửa hấp chín. Thành phẩm sẽ có vị thơm thoang thoảng của lá dứa, vị ngọt thanh từ dừa và mằn mặn của muối mè. Để thưởng thức trọn vẹn món bánh lá dứa, bạn nên ăn ngay khi còn nóng nhé!
Bánh ống lá dứa miền Tây. 


7. Bánh lá mít – một trong các món ăn vặt độc đáo của miền Tây

Để hành trình khám phá và thưởng thức ẩm thực miền Tây thêm phần thú vị. Chắc chắn bạn không nên bỏ lỡ món bánh lá mít độc đáo và ngon nức tiếng của miền Tây. Bánh lá mít hay còn được gọi là bánh nắn lá hoặc bánh lá mơ. Bánh được làm chủ yếu từ bột gạo pha với nước lá mơ. Và được gói bằng một chiếc lá mít còn nguyên cuốn. Người dân miền Tây thường ăn bánh lá mít chung với nước cốt dừa đặc sệt và béo ngậy. Sự kết hợp này đã cho ra lò một món ăn đặc sản xế chiều gây nhung nhớ cho người thưởng thức. Bạn có thể “đánh chén” bánh lá mít ở các hàng quán vỉa hè. Hoặc trong các khu chợ ở miền Tây.Nguyên liệu để làm nên món bánh lá mít – ẩm thực nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. (Hình ảnh: Internet)

8. Bánh đúc lá dứa

Bánh đúc lá dứa là món ăn vặt ngon, nổi tiếng gắn liền với bao thế hệ ở miền Tây. Bánh đúc lá dứa được làm từ các nguyên liệu dân dã. Cụ thể như bột gạo, đậu phộng, lá dứa và nước cốt dừa. Để cho ra lò những chiếc bánh đúc lá dứa, người chế biến sẽ phải trải qua khá nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu cho đến hấp bánh. Khi thưởng thức món đặc sản này, bạn sẽ cảm nhận ngay hương thơm dịu nhẹ của lá dứa cùng với vị béo ngậy của đậu phộng và nước dừa. Nếu có dịp đi tour du lịch đến miền Tây, bạn đừng quên thưởng thức món bánh đúc lá dứa dân dã này nhé!
Bánh đúc lá dứa.


9. Bánh cúng – một trong các món ăn vặt nổi tiếng miền Tây

Nếu đã có dịp đi tour du lịch đến miền Tây, bạn không nên bỏ qua việc thưởng thức món bánh cúng. Món bánh cúng thường được người dân miền Tây sử dụng để dâng lên bàn thờ trong những dịp lễ Tết. Nhưng bạn vẫn có thể tìm món ăn vặt này ở những hàng quán chuyên dụng bán các loại bánh ở miền Tây.Bánh cúng – ẩm thực mang hương vị miền Tây Nam Bộ

Bánh cúng được làm từ các nguyên liệu cơ bản như bột gạo và hành lá. Sau khi trộn đều bột lên, bánh cúng sẽ được gói bằng khuôn lá chuối với hình ống thon dài. Tiếp đó, người làm sẽ cột bánh lại thành 1 chùm 10 cái và đem đi hấp chín. Thành quả bánh cúng sẽ có mùi thơm của lá chuối pha lẫn vị béo của nước cốt dừa. Và khi cắn sẽ hơi dai dai rất thú vị. Chính điều này càng làm cho món ăn vặt đặc sản bánh cúng của miền Tây thêm phần hấp dẫn hơn.


10. Bánh bò thốt nốt

Khi đã đi du lịch đến miền Tây sông nước, đặc biệt là An Giang. Bạn đừng bỏ qua cơ hội nếm thử hương vị của bánh bò thốt nốt. Bánh bò được làm từ những nguyên liệu cơ bản. Ví dụ như bột gạo nàng Nhen, nước cốt dừa, cơm rượu và không thể thiếu đường thốt nốt. Chính nhờ những nguyên liệu này đã làm cho chiếc bánh bò có màu vàng trông rất bắt mắt và ngon miệng. Khi thưởng thức bánh bò thốt nốt, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh vừa phải, mềm mịn và bông xốp. Chắc chắn, bạn sẽ “nghiện” với hương vị của món bánh bò thốt nốt đặc sản của An Giang này đấy!
Bánh bò thốt nốt – đặc sản ở An Giang. 

11. Bánh bầu – một trong những món đặc sản gây nhung nhớ ở miền Tây

Một trong các món ăn vặt đặc sản nổi tiếng của miền Tây tiếp theo mà Phượt muốn giới thiệu cho bạn đó là bánh bầu. Bánh bầu có nguồn gốc từ Sóc Trăng. Và được làm bằng các nguyên liệu như: bầu non, bột gạo, hành lá,… Có hai loại bánh bầu khác nhau để bạn lựa chọn chính là loại ngọt và mặn. Đối với bánh bầu ngọt, bạn có thể ăn kèm cùng với nước cốt dừa béo ngậy. Còn với bánh bầu mặn, bạn nên dùng chung với nước mắm chua ngọt đã được pha sẵn để tăng thêm độ ngon cho món ăn. Hãy thưởng thức ngay vài dĩa bánh bầu mặn hay ngọt khi du lịch miền Tây cùng gia đình hoặc bạn bè nhé!
Bánh bầu – món ẩm thực thơm ngon của miền Tây Nam Bộ. 


12. Khoai mì hấp nước cốt dừa

Khoai mì hấp nước cốt dừa là một món ẩm thực nổi tiếng của miền Tây sông nước. Người chế biến sẽ chọn những quả khoai mì to và chất lượng. Sau đó, họ đem khoai mì đi rửa sạch và cho vào nồi hấp với nước cốt dừa. Sau khi chín, khoai mì sẽ có màu vàng nhạt, mềm mịn. Và mang hương vị thơm nồng của nước cốt dừa. Khi cho vào miệng thưởng thức, bạn có thể cảm nhận được sự ngọt bùi của khoai mì hòa quyện cùng vị béo của nước cốt dừa. Chắc chắn đây sẽ là món ăn tạo cho bạn những dư vị khó quên đấy!Khoai mì hấp nước cốt dừa.

13. Chuối chiên – một trong các món ăn vặt đặc sản miền Tây

Chuối chiên là một món ăn vặt quen thuộc của rất nhiều người dân Việt Nam nói chung. Không những vậy, chuối chiên còn là một trong những món ăn vặt nổi tiếng ở miền Tây mà bạn không nên bỏ lỡ. Món ăn này có cách chế biến khá đơn giản, người làm chỉ cần các nguyên liệu như: chuối, bột mì và bột gạo. Sau khi trộn đều hỗn hợp, người bán sẽ làm cho quả chuối được bao bọc bởi một lớp bột mỏng. Tiếp đó, họ sẽ cho chuối vào chảo dầu sôi chiên lên là ra được thành phẩm vàng rụm với hương thơm ngào ngạt.
Chuối chiên, món ăn quen thuộc với người dân miền Tây.

Khi thưởng thức chuối chiên, bạn chắc chắn sẽ thích thú với cảm giác giòn rụm của vỏ bánh và phần nhân chuối ngọt lịm bên trong. Hãy nhớ ăn ngay khi còn nóng để món đặc sản chuối chiên này thêm trọn vị nhé!


14. Bánh lọt

Một món ăn vặt đặc sản của miền Tây nữa mà Phượt muốn giới thiệu cho bạn đó chính là bánh lọt. Bánh lọt chủ yếu được làm bằng bột gạo và bột năng. Thêm vào đó một ít nước lá dứa để tạo màu sắc hấp dẫn cho bánh. Phần bột sau khi được nấu chín sẽ đổ vào khuôn có nhiều lỗ nhỏ để chảy xuống tạo nên những sợi bánh lọt. Cách thưởng thức đúng nhất chính là ăn bánh lọt cùng với một ít nước cốt dừa, sương sa và đậu xanh xay. Trong những ngày trưa nắng oi bức, còn gì tuyệt vời hơn khi bạn được thưởng thức một ly bánh lọt thơm ngon và mát lạnh. Hãy tìm đến các quán chè trong khu chợ miền Tây để thưởng thức ngay một ly bánh lọt nhé!Bánh lọt thơm ngon, mát lạnh. 


15. Bánh tai yến – Một trong các món ăn vặt đặc sản ở miền Tây

Nếu bạn là một người yêu thích những món đồ chiên, bạn không nên bỏ qua món bánh tai yến hấp dẫn của miền Tây. Lý giải cho cái tên này đó là vì bánh có hình dạng giống như tai yến trông rất thú vị. Bánh tai yến được làm bằng bột nếp và bột gạo pha lẫn thêm một ít nước cốt dừa. Sau khi được chiên chín, vành ngoài của bánh sẽ giòn rụm còn ở bên trong thì mềm dẻo. Tạo nên sự kích thích thèm ăn của thực khách. Món bánh tai yến này được bày bán ở khắp đường phố ở miền Tây. Thế nên, bạn sẽ rất dễ dàng thưởng thức được hương vị thơm ngon của món bánh tai yến khi đi du lịch miền Tây.
Bánh tai yến.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét